
Những phương pháp dạy trẻ không đòn roi mà ba mẹ nên biết
Mục lục
- 1 Dạy con bằng bạo lực hay “thương cho roi cho vọt” đã là quan điểm rất cũ từ thời phong kiến. Tuy nhiên có rất nhiều gia đình vì bị ảnh hưởng từ cách dạy con của ông bà mà dùng đến cách dạy trẻ cực đoan này. Trong khi đó, ngày nay chúng ta phải dạy con bằng lý lẽ.
- 2 Tạo môi trường an toàn để con thỏa sức khám phá
- 3 Dùng cái Cần để phạt trên cái Muốn
- 4 Khuyến khích sự cố gắng, đừng khuyến khích kết quả
- 5 Thay vì ra lệnh, hãy tạo ra những trò chơi cho con
Dạy con bằng bạo lực hay “thương cho roi cho vọt” đã là quan điểm rất cũ từ thời phong kiến. Tuy nhiên có rất nhiều gia đình vì bị ảnh hưởng từ cách dạy con của ông bà mà dùng đến cách dạy trẻ cực đoan này. Trong khi đó, ngày nay chúng ta phải dạy con bằng lý lẽ.
Thay vì sử dụng đòn roi, bố mẹ hãy áp dụng những biện pháp phạt con khoa học dưới đây đảm bảo trẻ sẽ sẽ có sự thay đổi rõ rệt.
Xem thêm: Có nên phát triển kĩ năng mềm cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Tạo môi trường an toàn để con thỏa sức khám phá
Người ta bọc những nơi nguy hiểm đẻ trẻ em tự do tìm hiểu môi trường xung quanh nó chứ không tạo ra biên giới vô hình xung quanh đứa trẻ, nó sẽ làm cho đứa trẻ lớn lên trở thành người hay sợ hãi, không tự tin, không dám vượt qua khả năng để làm những việc khó khăn.
Phụ huynh ở nhà thường hay cấm bé cắn đồ, mút tay nhưng chúng ta đã quên rằng cách tốt nhất để nó tìm hiểu môi trường, đó là Cắn. Chúng ta phải hiểu được nhu cầu chính đáng của đứa trẻ để làm sao cho con chúng ta phát triển được hết tiềm năng.Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, mục đích của bé là khám phá, tìm hiểu, học hỏi theo cách riêng của con. Do đó thay vì phạt con vì con sờ vào ổ điện thì phụ huynh nên che bịt lại hết ổ điện.
Tạo một không gian an toàn để con có thể thoải mái tự do tìm tòi bên trong thay vì liên tục nhắc nhở con sẽ giúp cho bé bớt căng thẳng và trở nên ngoan ngoãn hơn nhiều. Bởi dù sao trẻ cũng chỉ tò mò nhất thời và rất dễ quên, vì vậy nếu việc tìm tòi đã đủ thỏa mãn, trẻ sẽ không còn nghịch ngợm hay đòi hỏi cho bằng được nữa.
Dùng cái Cần để phạt trên cái Muốn
Một trong những việc đau đầu nhất của các bậc cha mẹ khi chăm sóc con cái đó là việc con không chịu nghe lời. Như một đứa trẻ kén ăn và luôn chỉ thức những thứ đồ ăn nhiều dầu mỡ, kém dinh dưỡng thì đứa trẻ đó sẽ luôn đòi cha mẹ cho đi ăn những thứ đấy mà nhất quyết không ăn đồ ăn ở nhà. Tuy nhiên các bậc phụ huynh có thể sử dụng cách dùng những cái con đang muốn được cha mẹ mua cho để phạt con phải làm hết những việc cần làm. Ví dụ:
Ăn: ăn đủ dinh dưỡng, an toàn là đủ rồi -> cái này là cái cần
Không con muốn ăn KFC cơ -> đây là cái muốn
Phân tích như vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng đưa ra những hình phạt để con sẽ phải chấp hành những yêu cầu mà cha mẹ đưa ra.
“Tuần này con sẽ được đi ăn KFC nếu con đi ngủ đúng giờ”
“Tuần này con sẽ được uống pepsi nếu con học bài đúng giờ”
“Tuần này thay vì có một lon Pepsi trong tủ thì không có lon pepsi nào cả vì con không chịu chào hỏi mọi người”
Do đó, nếu trẻ em nó không nghe lời thì chúng ta sẽ lấy đi cái nó muốn chứ không được lấy đi cái nó cần.
Khuyến khích sự cố gắng, đừng khuyến khích kết quả
Cái mà chúng ta muốn dạy cho con chúng ta là dạy con có khả năng quản lý cảm xúc chứ không phải là nô lệ của cảm xúc. Rất nhiều cha mẹ trẻ vì đặt quá nhiều kỳ vọng lên con mà vô hình chung khiến cho đứa trẻ bị sợ hãi hay trở nên nhút nhát khi không đạt được kỳ vọng mà cha mẹ đặt ra. Có rất nhiều trường hợp trẻ sợ bị cha mẹ đánh mắng mà giấu đi điểm kém, dẫn đến việc khi ba mẹ biết được thì lập tức không khống chế được cảm xúc, đứa trẻ lại càng trở nên khép kín hơn.
Những lúc như vậy, cha mẹ nên bình tĩnh nhìn lại cho dù con có nhận được kết quả không tốt nhưng có thể thấy con cũng đã rất cố gắng để hoàn thành được hết bài tập. Thay vì chỉ khen khi con được điểm cao, cha mẹ hãy khen khi thấy được một sự cố gắng thay đổi của con. Từ đó, con sẽ không bị tạo áp lực mà thoải mái học tập và chắc chắn, thành tích học tập của con sẽ được cải thiện dần dần.
Thay vì ra lệnh, hãy tạo ra những trò chơi cho con
Đối với những đứa trẻ bướng bỉnh, đòn roi có thể khiến chúng càng phản ứng mạnh mẽ. Thay vì “ra lệnh”, việc kiên nhẫn trò chuyện và chơi cùng con sẽ khiến đứa trẻ nghe lời cha mẹ hơn.
Thật dễ dàng khi yêu cầu trẻ làm gì nếu biến điều đó thành một trò chơi. Buổi sáng nếu con chưa chịu thay đồ đi học, cha mẹ có thể thử một trò chơi, ví dụ đố con rằng: “Xem con có thể mặc quần áo khi nhắm mắt hay không?”. Trẻ con thường rất thích chơi. Do đó, chúng sẽ thực hiện các công việc buổi sáng nhanh hơn mà không cần đến những lời la mắng giục giã của cha mẹ. Hay như trẻ ăn quá chậm còn cha mẹ lại bận rộn không có thời gian theo sát con, hãy biến bữa ăn thành niềm vui bằng cách đề nghị con đếm xem cần bao nhiêu thìa để ăn hết bát cơm. Làm điều này, đứa trẻ thậm chí sẽ không kịp nhận ra mình đã ăn hết bát cơm từ khi nào.
Đừng buộc con phải lớn lên như kiểu cây Bonsai – Đừng để con phải lớn lên như cây dại. Hãy tạo điều kiện cho con lớn lên như cây trong vườn quốc gia. Tự nhiên phát triển hết tiềm năng của mình, và được che chở để tránh những đe dọa của môi trường.